Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

"ĐỒNG HÀNH CÙNG TỰ KỶ"

                                                                   Thông báo
                                                Trung Tâm Mục Vụ - Tổng Giáo Phận Tp.HCM
                                                       Trường Chuyên Biệt Gia Định

 
Trân trọng kính mời quý vị
tham gia buổi hội thảo


"ĐỒNG HÀNH CÙNG TỰ KỶ"

 Vào thứ Bảy, ngày 11 tháng 4 năm 2015
Từ
 07 giờ 30 đến 12 giờ 00. Tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận TP.HCM
6 Bis, Tôn Đức Thắng, Quận 1, TP.HCM

                                                CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO
  •   7g30: Đón chào quan khách
  •   8g – 8g15: Văn nghệ do học sinh Tự kỷ - Phụ huynh – Giáo viên Truờng Chuyên Biệt Gia Định    trình diễn phục vụ .8g20: Khai mạc Hội Thảo
  •   8g45: ‘Mục vụ cho người Tự kỷ". Lm. Giuse Đào Nguyên Vũ, Giảng Viên lớp Sư phạm Giáo Lý Hoàn cảnh Đặc biệt, Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận TP HCM
  •   9g - 10g: Hội chứng tự kỷ, chẩn đoán và can thiệp trị liệu y khoa
  •   Chẩn đoán Tự Kỷ theo DSM-5 - Bs Phan Thiệu Xuân Giang – Khoa Tâm lý Thần kinh (30p)
  •   Cảm xúc của Phụ Huynh có con Tự Kỷ - Bs Phạm Ngọc Thanh –Chuyên Khoa Tâm Lý lâm sàng        nhi (15p)
  •    Nguyên nhân Y sinh trị liệu cho Tự Kỷ - Bs Huỳnh Tấn Mẫm, Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Trường   Chuyên Biệt Khai Trí (15p)
  •    10g: Giải lao
  •    10g15: Can thiệp sớm và giáo dục cho trẻ Tự kỷ - (Mỗi chủ đề 15p)
  •    Đường hướng Giáo dục Hòa nhập cho Tự kỷ - Ths Nguyễn Tường Vân, Phó Khoa Giáo Dục Đặc       Biệt, Cao Đẳng Sư Phạm Trung Ương, TP HCM
  •    Tâm vận động trong Can thiệp sớm - Cô Trương Thị Kim Nga - Chuyên Viên trị liệu, Trường           Chuyên Biệt Gia Định
  •     Giới thiệu phương pháp  Montessori cho Tự Kỷ - Bs Trần Thị Minh Nguyệt – Giám Đốc Trung Tâm Bambini
  •   Âm nhạc trị liệu cho Tự Kỷ - cô Võ Thị Khoái – Hiệu trưởng trường Chuyên biệt GIA ĐỊNH
  •   11g15: Đồng hành với phụ huynh – Mỗi chủ đề 15p
  •   Vai trò của của công tác xã hội với gia đình trẻ Tự kỷ - Ths. Dung Vũ, Công Tác Xã Hội, Canada 
  •   Phụ Huynh Dương Thị Thu Tâm – Trường Chuyên Biệt Gia Định
  •   Hướng nghệp cho người Tự Kỷ - Cô Võ Thị Khoái – Hiệu trưởng Trường Chuyên Biệt Gia Định
  •   12g00: Kết Thúc Hội Thảo.
  •  Ghi chú: Đăng ký tham dự Hội thảo xin liên hệ
  •  Chị Thủy VP: 3 803 00 56 - V. T. Khoái: 098 212 96 97.
  •  Có đính kèm file Thư mời

  •  Bài viết dựa theo bản tin của Xuân Nguyên tác giả bài WGPSG :
  •  Hội thảo Đồng hành cùng Tự Kỷ đã được tổ chức , vào lúc 07g30 sáng thứ Bảy, ngày 11/04/2015, tại Hội trường Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn - Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận TPHCM.
  •     - Tham dự hội thảo có các trẻ em bị mắc chứng Tự kỷ với các phụ huynh, cùng Quý đại biểu như: Lm. Tổng Đại diện Ignatiô Hồ Văn Xuân, Lm. Giám đốc Trung tâm Mục vụ Phêrô Nguyễn Văn Hiền, Lm. Phụ trách Di Dân của Giáo phận, giảng viên lớp giáo lý đặc biệt Giuse Đào Nguyên Vũ, quý bác sĩ, quý chuyên gia, quý giám đốc các trung tâm các trường giáo dục chuyên biệt. Và đặc biệt quý ân nhân đồng tài trợ cho buổi hội thảo: Ông Okouchi - thành viên của Achan Japan - và Ông Nguyễn Lâm Viên - Chủ tịch, Tổng Giám đốc Quỹ Từ Thiện Regina. Ước đoán gần 500 người đã hiện diện trong buổi hội thảo.
  •    - Xuất phát từ một chuyên đề trong tuần lễ giáo lý dành cho những người có hoàn cảnh đặc biệt.  Cô Võ Thị Khoái, Hiệu trưởng trường Chuyên Biệt Gia Định và Cha Giuse Đào Duy Vũ đã có sáng kiến tổ chức hội thảo này.
  • -   Mở đầu chương trình Hội Thảo, là phần biểu diễn văn nghệ do chính các em, các phụ huynh, giáo viên trường Chuyên Biệt Gia Định thực hiện.
  • - Tiếp theo là phần tuyên bố khai mạc, đại diện Gia đình Trung tâm Mục vụ, cha Giám đốc     Phêrô Nguyễn Văn Hiền, gửi lời chào đến các tham dự viên, đặc biệt những người đầu tiên đến sinh hoạt tại Trung tâm, ngài bày tỏ niềm vui trước sự hiện diện đông đảo của tham dự viên.  Ngoài mục đích chuyên môn, hội thảo còn nhắn với cộng đoàn quan tâm đến các em, với các tín hữu, đặc biệt các cha xứ sao cho các em vốn là một giáo dân có chỗ trong giáo xứ, có quyền được học giáo lý. Ngài chúc hội thảo thành công.
  • - Sau đó,  Lm. Tổng Đại diện Ignatiô Hồ Văn Xuân được giới thiệu lên đọc Thông điệp của Đức Tổng Giám mục, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi cộng đồng Dân Chúa nhân ngày Thế giới ý thức về Tự Kỷ lần thứ VIII.
  •   - Nội dung chương trình hội thảo chia làm ba phần:
  • Phần chuyên môn y khoa:  nguyên nhân y sinh chẩn đoán, và trị liệu.
  • Can thiệp và giáo dục và cuối cùng là Đồng hành với phụ huynh.
  • Do các bác sĩ , chuyên gia, các giảng viên, giáo viên của các trung tâm và các trường giáo dục chuyên biệt, trình bày , thuyết trình. Đã nêu lên được những yếu tố quan trọng trong phương pháp và cách  ứng xử đối với trẻ hay người  bị mắc chứng Tự kỷ.
  •     - Phần giao lưu: Một học sinh 25 tuổi đã được học tại trường chuyên biệt, đã có việc làm. Qua cuộc nói chuyện của em, mọi người cũng nhận ra tính cách của một trẻ Tự Kỷ dù đã "lớn". Nhân vật thứ hai là một phụ huynh đã 10 năm đồng hành cùng con nói lên cảm xúc của mình. Từ khi tâm lý được giải tỏa nhờ khóa học với cố tiến sĩ Nguyễn Văn Thành, chị đã chấp nhận con, cho con hòa nhập, dạy con học, nhờ đó em giảm bùng nổ, giảm lăng xăng, cứng ngắc, rập khuôn.
  •    Và bài nói chuyện thu hút đám đông cử tọa, các tu sĩ các giáo lý viên cũng như các phụ huynh Công giáo là “Mục vụ cho người Tự Kỷ” do Lm. Giuse Đào Nguyên Vũ.
  •   Ngài có những lời khuyên rất căn bản: “Nếu không có trái tim không nên đi dạy. Phải là điểm tựa của các em bởi vì các em có hoàn cảnh đặc biệt “. Phải kiên nhẫn, “các em có trái tim, các em cảm được tình thương của mình đối với các em. Tình thương là giáo án thành công nhất không chỉ dành cho các em Tự Kỷ mà còn cho tất cả mọi người.”  Ngài ước mơ có thể tổ chức lớp giáo lý Chúa nhật, tạo sân chơi cho các em Tự Kỷ và các phụ huynh đến cùng chia sẻ với nhau.
  •    Hội thảo kết thúc trong sự lưu luyến của mọi người.  

  • Thông Tin sưu tầm: 
  • Chuẩn đoán một đứa trẻ có hội chứng tự kỷ là điều không đơn giản, vì tình trạng Tự Ky không có trẻ nào giống trẻ nào, và các mức độ nặng – nhẹ cũng rất khác nhau do ảnh hưởng của nhiều tác động từ cá tính và môi trường.
  • Để có thể giúp cho các phụ huynh xác định được tình trạng con mình, chúng tôi giới thiệu các dấu hiệu chẩn đoán dưới đây, nhưng để xác định, nên có sự thăm khám trực tiếp với các nhà chuyên môn có kinh nghiệm.
  • Cách đánh giá : A ( Thường xuyên) B ( thỉnh thoảng) C ( rất ít khi)
  • A. Quan hệ xã hội :
  • 1. Không biết nhìn theo hướng chỉ tay của người lớn vào một vật, thường chỉ nhìn vào bàn tay của người chỉ.
  • 2. Không chỉ tay của mình vào vật muốn lấy, mà nắm tay người khác kéo đến tận nơi.
  • 3. Không trả lời, không có phản ứng khi có người gọi tên mình.
  • 4. Thiếu những dấu hiệu bằng điệu bộ.
  • 5. Không biết bắt chước.
  • Phải có ít nhất 3 dấu hiệu A và 2 dấu hiệu B
  • B. Khả năng phát âm:
  • 1. Chậm phát âm: Không biết nói bi bô, líu lo.
  • 2. Không có khả năng bắt chước các tiếng kêu, lời nói của người lớn
  • 3. Phát âm những tiếng kỳ lạ, không đúng với tình huống.
  • 4. Ngôn ngữ chậm trễ và hay lập lại lời người lớn
  • 5. Trả lời không đúng câu hỏi, ngữ pháp lộn xộn, cụt lủn
  • C. Sở thích và hành vi:
  • 1. Có những sở thích kỳ lạ, thích các món đồ bình thường: Bao giấy, đồng xu, sợi dây.
  • 2. Quá nhạy cảm với môi trường xung quanh.
  • 3. Hay tự đánh mình khi khó chịu, căng thẳng và cũng hay tấn công người khác.
  • 4. Có một số hành vi lập đi lập lại (thích sắp xếp các vật dụng theo một thứ tự nhất định).
  • 5. Khó hay không chấp nhận những sự thay đổi trong cuộc sống.
  • D. Khả năng vận động – chơi đùa:
  • 1. Không có khả năng chơi đùa với các bạn cùng lứa.
  • 2. Không có khả năng tưởng tượng hay thích ứng trong các trò chơi sắm vai.
  • 3. Thường chỉ chơi một mình.
  • 4. Hay đi nhún nhảy, đi trên các đầu ngón chân.
  • 5. Thường xuyên kích động, lăng xăng khó ở yên một chỗ.
  • E. Các vấn đề về cơ thể:
  • 1. Thường thức rất khuya, khó ngủ, ngủ không yên giấc.
  • 2. Ăn uống khó, chỉ thích ăn một vài món, ăn ít khi chịu nhai kĩ.
  • 3. Không bộc lộc những cảm xúc vui, buồn một cách rõ ràng.
  • 4. Thiếu sự phản ứng cần thiết trước những nguy cơ như cháy nổ, nước sôi. Không ý thức về sự nguy hiểm đến bản thân.
  • 5. Rất ghét sự tiếp xúc, đụng chạm của người khác đến người của mình hoặc ngược lại, quá gắn bó, đeo bám.
  • F. Các vấn đề về Cảm xúc :
  • 1. Hay có những cơn giận dữ, kích động quá mức không kềm chế được.
  • 2. Không thích bộ lộ diễn tả những niềm vui hay sự bằng lòng ( thờ ơ ).
  • 3. Khi đứng trước gương, nhìn vào mình một cách thờ ơ hoặc lại tỏ ra quá quan tâm như vặn vẹo, ôm hôn.
  • 4. Hay tỏ ra băn khoăn, bối rối, lo sợ.
  • 5. Thiếu ý thức về thời gian.
  • Trẻ cần có ít nhất 2/3 các dấu hiệu trên và nhất là phải có :
  • NĂM DẤU HIỆU CƠ BẢN
  • 1. Sống khép kín, không có quan hệ xã hội
  • 2. Dễ Bùng nổ (vì sợ, giận, buồn).
  • 3. Ngôn ngữ thiếu vắng, chậm.
  • 4. Lặp đi lặp lại trong hành vi và ngôn ngữ.
  • 5. Hành vi lạ kỳ như nhún nhảy, xoay tròn, đưa tay ve vẩy trước mặt.
  • Các dấu hiệu này phải xuất hiện thường xuyên và kéo dài trong 3 tháng
  • Chúng ta có thể xác định được tình trạng tự kỷ, nhưng đề đánh giá mức độ nặng hay nhẹ, cần có một theo dõi trực tiếp trên lâm sàng. Sau đó cần có sự kết hợp chặt chẽ với các chuyên gia để đưa ra một Chương trình trị liệu Cá nhân, mang tính chuyên biệt cho từng trường hợp.
  • Ngoài các dấu hiệu này, còn có những dấu hiệu khác mà phải có sự chẩn đoán trực tiếp mới có thể nhận định vì thế việc thăm khám tại trung tâm chuyên môn là điều rất cần thiết  

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

Thứ Sáu Tuần Thánh

                               Nghi thức Tưởng niệm cuộc Thương khó của Chúa Giêsu.

"Chỉ có TÌNH YÊU mãnh liệt thì mới dám chết cho người mình yêu thương"
Cha Luca Trần Quang Tung đã nói như thế trong 


 Thánh lễ, do Cha chánh xứ Luca Trần Quang Tung, chủ sự 
    Thánh lễ, được cử hành vào lúc 17g30, ngày thứ Sáu Tuần Thánh, 19/4/2015. Bên trong Thánh đường Nam Hải - Giáo hạt Bình An. 
Thánh  lễ do Cha chánh xứ Luca Trần Quang Tung, chủ sự cùng với thầy phó tế Giuse Lã Công Thường , các Dì giúp xứ thuộc Hội Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán và đông đảo giáo dân của cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Nam Hải, cũng như các nơi khác hiện diện, chật cứng các dãy ghế cùa nhà thờ.

 Sau khi, cha chủ sự tiến lên bàn thờ và cùng cộng đoàn tĩnh tâm, cầu nguyện. Cha chủ sự làm dấu trao quyền, Thầy phó tế Giuse cùng hai anh trưởng ca đoàn Thánh Mẫu và Phaolô Trở lại tiến đến bục giảng,  bắt đầu bài đọc diển tả lại xuyên suốt về "cuộc Thương khó của Chúa Giêsu". Từ lúc Chúa Giêsu cùng các tông đồ hội tụ về khu vườn Ghết-sê-ma-nê, để Ngài cầu nguyện : "Xin Cha cất đi cho Con chén đắng này, nhưng không theo ý Con mà theo ý cua Cha". Vì Chúa Giêsu đã biết trước cuộc khổ nạn, mà Ngài sẽ lãnh nhận sẽ vô cùng đau đớn đối với tinh thần, thể xác của một con người ở trần thế. Nhưng Ngài chính là Ngôi hai con Thiên Chúa, bởi tình yêu thương vô vàn dành cho loài người mang nhiều tội lỗi, mà Ngài đã giáng thế từ mầu nhiệm của Chúa Thánh Thần, qua cung lòng của Đức trinh nữ Maria. Chúa Giêsu mang thận phận con người , đi rao giảng Tin mừng Cứu chuộc cho nhân loai. Giờ dây, thời khắc Ngài bước vào cuộc khổ nạn, được 2 tỉ tín đồ Thiên Chúa giáo trên khắp thế giới long trọng tổ chức, để tưởng niệm và suy tôn sự Phục Sinh của Ngài, là Ngôi hai Thiên Chúa. 
... Bài tưởng niệm cuộc thương khó Chúa Giêsu dài khoảng 25 phút và kết thúc qua lời đọc của Thầy phó tế, trích dẫn lại lời Chúa Giêsu ,khi  Ngài bị đóng đinh trước những giây phút sau cùng Ngài gục đầu chết trên cây Thập giá. 
" Mọi sự đã hoàn tất".
Liền sau đó, Cha chủ tế cùng toàn thể cộng đoàn quỳ xuống , cúi đầu. Bầu khí trầm lắng hẳn trong không gian ngôi Thánh đường. Giây phút tĩnh lặng trôi qua, mọi người cùng đứng lên để tiếp tục thánh lễ. 
 Đến phần diễn giảng phúc âm, Cha Luca đã nêu bật lên ý nghĩa cao cả trong cuộc thương khó của Chúa Giêsu, khi Ngài đã chấp nhận cái chết vì Yêu con người. Ngài chết để cho muôn người được ơn Cứu rỗi và được Sống đời đời hưởng vinh phúc cùng với Thiên Chúa. 
 Sau khi kết thúc bài giảng, Cha chủ tế bước ra giữa gian cung thánh, Ngài nâng cây Thánh giá được phủ tấm vải đỏ, khi mở một góc vải Cha chủ tế xướng lên câu hát:
   " Đây là cây Thánh giá. Nơi treo Đấng cứu độ trần gian" 
Cộng đoàn đồng thanh đáp lai :
    "Ta hãy đến tôn thờ" 
Sau 3 lần mở các góc tấm vải phủ, Cha chủ tế đặt cây Thánh giá vảo bệ thờ. Ngài quỳ xuống kính cẩn hôn lên các dấu đinh đóng vào tượng Chúa Giêsu, tiếp theo đại diện số người tiến lên hôn Thánh giá Chúa. Phần cộng đoàn đến hiêp dâng Thánh lễ, sẽ được tổ chức hôn Thánh giá Chúa vào cuối lễ. 
Thánh lễ tiếp tục và Cha chủ tế đến nhà tạm kính cẩn đón Mình Thánh Chúa về bàn thờ dâng hiến, rồi cho mọi người rước Mình Thánh Chúa vào lòng mình. 
 Cuối lễ , Cha chủ tế ban lời chúc phép lành. 
Thánh lễ kết thúc lúc 19g15.  
    Mọi người sau đó, trình tự xếp hàng tiến lên để được hôn Thánh giá Chúa, và trang nghiêm ra về trong yên lặng. 

Thầy phó tế Giuse cùng hai anh trưởng ca đoàn Thánh Mẫu và Phaolô Trở lại
Diễn dẫn lại bài Thương khó của Chúa Giêsu  
Cha chủ tế xướng lên câu hát:
   " Đây là cây Thánh Giá. Nơi treo Đấng cứu độ trần gian" 
Cha Luca kính cẩn hôn lên các dấu đinh đóng vào tượng Chúa Giêsu
Cộng đoàn tham dự Thánh lê. trang nghiêm và sót sắng
Cha chủ tế đến nhà tạm kính cẩn đón Mình Thánh Chúa về bàn thờ





Mọi người nao nức, xếp hàng tiến lên để được hôn Thánh giá Chúa